Chào mừng bạn đến với website của Trịnh Hữu Lý
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành
viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của
Thư viện về máy tính của mình.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.
Gốc > Tài liệu quản lý trường học >
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS Giai đoạn 2001-2010 Phần thứ nhấtĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNHI. Đặc điểm chung1) Đặc điểm về địa lý, kinh tế, xã hội1.Vị trí địa lý Nga Lĩnh là một huyện nằm ở phía tây nam huyện, cách trung tâm huyện Nga Sơn gần 10 km. Phía bắc là xã Nga Thắng, phía đông tiếp giáp với xã Nga Nhân, Nga Thạch; phía nam tiếp giáp với sông Lèn - một nhánh của sông Mã - bên kia là huyện Hậu Lộc; phía tây giáp sông Hoạt, ngăn cách với huyện Hà Trung. Hiện nay xã có 1123 hộ với 4695 khẩu. Tổng diện tích tự nhiên trong xã là 511,22 ha; trong đó có 14,03 ha đồi trọc, diện tích canh tác nông nghiệp trong toàn xã là 317,43 ha. 2.Tình hình kinh tế-xã hội: Nga Lĩnh là xã có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đời sống của một bộ phận nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy đa phần nhân dân trong xã đã tự lực vươn lên đầu tư cho sản xuất, mở mang các ngành nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, chính vì vậy đời sống nhân dân trong xã ngày một phát triển. 2) Đặc điểm về văn hóa, giáo dục:a) Văn hóa: Nga Lĩnh là một địa phương có bề dày về truyền thống văn hóa. Phía nam xã có núi Vân Hoàn (tên cũ là Vân Lỗi) còn tấm bia chạm bài thơ của Phạm Sư Mạnh, Vân Hoàn cũng là tên một thôn của xã, là quê hương của nhà thơ Hữu Loan (1916-2010); phía tây bắc xã là thôn Báo Văn, ở đây có chùa Thông- một di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng cấp Tỉnh.Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, khai trương xây dựng cơ quan, làng, xã văn hóa được thực hiện khá tốt. 100% các đơn vị cơ quan trường học, làng, xã đã khai trương xây dựng đời sống văn hóa.b) Giáo dục:Mặc dù là xã thuần nông, xã trung tâm huyện, nhưng nhân dân Nga Lĩnh có truyền thống hiếu học; một bộ phận không nhỏ nhân dân trong xã đã không quản ngại khó khăn, đã chăm lo cho con em mình học hành đến nơi đến chốn. Trong xã có 3 trường học từ Mầm non, Tiểu học đến THCS. Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia năm 2005, trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia năm 2008. Xã đạt PCGD TH và XMC năm 1995; đạt chuẩn PCGD THCS năm 1999.II. Thuận lợi, khó khăn1. Thuận lợi Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự tổ chức chỉ đạo của chính quyền, sự chăm lo của nhân dân trong xã nên nhiều năm qua giáo dục Nga Lĩnh đã đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận. Hệ thống trường lớp được quan tâm đầu tư cho cả ba cấp học, trong ba nhà trường trong xã thì hiện nay 2 trường đã đạt chuẩn Quốc gia, trường Tiểu học Nga Lĩnh đã được kiểm tra công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2. Nhân dân Nga Lĩnh có truyền thống hiếu học và có trách nhiệm trong việc chăm lo cho con em mình học hành đến nơi đến chốn. Hàng năm tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường THPT, Đại học, Cao đẳng khá cao; tỷ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học giữa chừng ngày càng giảm.2. Khó khănDo địa hình vừa có núi, vừa có sông nên khoảng cách các thôn trong xã là không gần nhau, đặc biệt xã Nga Lĩnh có gần 20 hộ làm nghề vận tải đường thuỷ nên học sinh cư trú không cố định. Mấy năm gần đây, nhiều người dân lao động trong xã đem theo con cái đi làm ăn xa, làm cho việc thực hiện nhiệm vụ huy động trẻ ra lớp gặp nhiều khó khăn. Đây là những khó khăn nhất định cho công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu ở địa phương cũng như việc thực hiện việc PCGD. Với đặc thù là một xã thuần nông, xa trung tâm huyện nên điều kiện kinh tế và nhận thức của một bộ phận nhân dân về chăm lo, đầu tư cho giáo dục chưa cao; mặt khác cũng do hạn chế, yếu kém về kinh tế nên nguồn kinh phí huy động từ sự đóng góp của dân, từ ngân sách xã để đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Đây là những khó khăn chủ yếu, hạn chế đến việc đầu tư CSVC cho nhà trường.Phần thứ haiQUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở ĐỊA PHƯƠNGI/ Sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, HĐND, UBNDa) Các biện pháp chỉ đạo thực hiện:Nhờ xác định rõ vai trò, vị trí của giáo dục trong sự nghiệp phát triển đời sống chính trị - kinh tế - xã hội ở địa phương nên Đảng uỷ, HĐND, UBND đã thường xuyên quan tâm chăm lo đến phong trào giáo dục ở địa phương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Cụ thể là:- Đảng uỷ, HĐND, UBND định kỳ thường xuyên có Nghị quyết về nâng cao chất lượng giáo dục, về thực hiện PCGD.- Chăm lo đảm bảo cơ sở vật chất cho dạy và học ở cả 3 ngành học: Mầm non, Tiểu học, THCS. Hiện nay cả ba trường học đều được xây dựng kiên cố, cao tầng, các trường Tiểu học, Mầm non đã đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1; trang thiết bị phục vụ cho học tập ở cả ba cấp học nhất là ở bậc Tiểu học và Mầm non khá tốt.- Thường xuyên có những biện pháp quan tâm, khuyến khích việc nâng cao chất lượng dạy và học cho thầy và trò.b) Tổ chức chỉ đạo thực hiện:+ Xã có Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục - Chống mù chữ có 9 thành viên, do đồng chí Chủ tịch UBND xã trực tiếp làm trưởng ban. Ban chỉ đạo đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền những chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, huy động học sinh ra lớp, chống hiện tượng bỏ học giữa chừng... + Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của Ban chỉ đạo với hoạt động của nhà trường; nhờ có chỉ đạo sát sao, sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo mà chất lượng hiệu quả của công tác giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục nói riêng ở địa phương trong những năm qua không ngừng được nâng lên, năm sau cao hơn năm trước.II/ Công tác tham mưu của ngành giáo dục:1. Tham mưu trong công tác chỉ đạo:Nhận thức rõ vai trò tham mưu, xác định là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện công tác Phổ cập giáo dục ở địa phương, các nhà trường trong xã, đặc biệt là vai trò chủ động, tích cực của trường THCS đã giúp địa phương làm tốt những nhiệm vụ sau:- Làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về công tác PCGD THCS của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên tới cán bộ, nhân dân trong xã. - Chủ động làm tốt công tác điều tra nắm vững các đối tượng cần thực hiện PCGD THCS ở địa phương.- Xây dựng kế hoạch phát triển trường lớp học theo từng năm học, đảm bảo huy động hết trẻ em trong độ tuổi phổ cập ra lớp.- Khắc phục những khó khăn về CSVC, về đội ngũ trong việc tổ chức dạy đúng, dạy đủ và có chất lượng chương trình dạy học theo quy định. Nâng cao chất lượng dạy và học, hạn chế thấp nhất hiện tượng học sinh bỏ học, giảm thiểu tỷ lệ học sinh lưu ban. Đặc biệt, trong hoàn cảnh những năm trước đây liên tục thiếu biên chế, thiếu giáo viên của các môn học Toán, Lý… và các môn môn đặc thù... nhưng tập thể sư phạm nhà trường THCS đã không ngừng vươn lên, nâng cao chất lượng dạy và học nên trong những năm qua chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt.- Xây dựng và thường xuyên cập nhật, củng cố hồ sơ phổ cập theo đúng yêu cầu quy định. - Định kỳ đánh giá kết quả PCGD THCS trong địa bàn và thực hiện công tác báo cáo đúng quy định.2. Phát triển mạng lưới giáo duc:a) Giai đoạn 2000-2005:Đây là giai đoạn phát triển cao nhất cả về số lớp học và số học sinh của cả hai bậc học. Trong giai đoạn này mỗi năm trường Tiểu học có từ 16-18 lớp, THCS có từ 10-12 lớp.Trong giai đoạn này ngoài các lớp THCS hệ phổ thông được mở tại xã, trường THCS đã phối kết hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện mở thêm được 2 lớp bổ túc THCS tại xã và vận động một số HS vì các lý do khác nhau ra học hết THCS.b) Giai đoạn 2006-2010:ở giai đoạn này số lớp, số học sinh ở bậc Tiểu học bắt đầu giảm nhất là từ năm học 2006-2007, mỗi năm trung bình trường Tiểu học giảm 1-2 lớp và giảm 30-40 HS.(Có thống kê kèm theo) QUY MÔ PHÁT TRIỂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2001-2010
Giai đoạn 2001-2010 là thời kỳ cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân trong xã đã dồn sức đầu tư cho việc xây dựng CSVC cho các trường Mầm non, Tiểu học nhằm đạt mục tiêu xây dựng các trường này đạt chuẩn quốc gia, nên mục tiêu xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia mức độ I như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2005-2010 đề ra đã không đạt được.Hiện nay trường THCS Nga Lĩnh đủ sô phòng học tối thiểu cho các lớp, còn lại các CSVC thiết yếu khác của nhà trường như các phòng học bộ môn, phòng Thí nghiệm, Thư viện, khu Hiệu bộ của nhà trường chưa xây dựng được.3.Đội ngũ giáo viên:Do địa bàn địa phương thuộc vùng ven của huyện, nên nhiều năm trước đây đội ngũ giáo viên nhà trường THCS liên tục thiếu biên chế, thiếu giáo viên của các môn học Toán, Lý… các môn môn đặc thù; tình hình này mới được cải thiện từ năm 2008 đến nay. Nhận thức được khó khăn này Ban Giám hiệu nhà trường đã làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên. Trong những năm vừa qua, tuy thiếu giáo viên, cơ sở vật chất trường học còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tập thể sư phạm nhà trường THCS đã không ngừng vươn lên, khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng dạy và học nên trong những năm qua chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt, hạn chế thấp nhất hiện tượng học sinh bỏ học, giảm thiểu tỷ lệ học sinh lưu ban. III/ Kết quả công tác xã hội hoá giáo dục: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác xã hội hoá giáo dục, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các nhà trường trong xã đã từng bước thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Việc thực hiện XHH GD không chỉ dừng lại ở việc huy động sức dân, huy động sự đóng góp của CMHS trong việc xây dựng, tu bổ CSVC, đầu tư trang thiết bị cho các nhà trường: thực hiện XHH GD còn ở việc động viên, thuyết phục từng gia đình, mỗi CMHS quan tâm tới việc tạo điều kiện tốt nhất để học sinh được đến trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả thực hiện công tác XHH GD trong 10 năm qua, Hội CMHS, các đoàn thể chính quyền ở địa phương đã đạt được một số kết quả sau: - Vận động, tạo điều kiện để 49 học sinh có hoàn cảnh khó khăn ra lớp. - Huy động được 46,42 triệu đồng hỗ trợ, xây dựng CSVC trường lớp học. - Ban Đại diện CMHS đã đóng góp 21,6 triệu đồng để khen thưởng cho học sinh giỏi, giáo viên giỏi, học sinh vượt khó trong học tập. - Mỗi năm học đã huy động được hàng trăm ngày công trong việc tu tạo, hỗ trợ công tác xây dựng trường lớp học.IV/ Kinh phí thực hiện phổ cập: Giai đoạn 2001-2010 ngoài việc đầu tư CSVC cho bậc THCS thực hiện Phổ cập giáo dục THCS, cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân trong xã đã dồn sức đầu tư cho việc xây dựng các trường Mầm non, Tiểu học. Tổng kinh phí từ nguồn ngân sách xã chi cho giáo dục nói riêng và cho bậc THCS nói riêng đạt được như sau:- Chi xây dựng trường lớp: Tổng 4145, 025 triệu; trong đó THCS: 400,775 triệu- Mua sắm trang thiết bị dạy học: Tổng 360,64 triệu; trong đó THCS: 82,32 triệu.- Khen thưởng, hỗ trợ GV-HS: Tổng 279,24 triệu; trong đó THCS: 39,45 triệu- Chi hồ sơ phổ cập THCS: 2,82 triệu.V/ Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục:1. Kết quả các tiêu chí phổ cập đã đạt từ năm 2001 đến nay:Xã đạt các chỉ tiêu phổ cập THCS năm 1999, từ năm 1999 đến nay liên tục đạt các chỉ tiêu phổ cập theo quy định. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 15-18 đã tốt nghiệp THCS luôn đạt từ 84 đến 91%.2. Kết quả (Tính đến tháng 6/2010)a) Tiêu chuẩn 1: Phổ cập giáo dục Tiểu học:Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp:+ Số trẻ 6 tuổi : 56+ Số trẻ 6 tuổi đã huy động vào học lớp 1: 56; Tỷ lệ đạt: 100%Kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học:Tổng số trẻ độ tuổi 11 đến 14 tuổi: 247Trong đó: + Số trẻ tốt nghiệp Tiểu học : 243 Tỷ lệ: 98,4% + Số trẻ đang học Tiểu học : 4 Tỷ lệ: 1,6% + Số trẻ chưa TN Tiểu học còn ngoài nhà trường: 0 Tỷ lệ: 0%b) Tiêu chuẩn 2: Phổ cập giáo dục THCS:Huy động trẻ hoàn thành chương trình Tiểu học ra lớp:- Số học sinh hoàn thành chương trình TH năm 2010: 46- Số học sinh đã huy động vào lớp 6: 46; Tỷ lệ: 100% ; trong đó học ở Nga Lĩnh: 40, học ở trường THCS Chu Văn An: 6.Tỷ lệ học sinh Tốt nghiệp THCS:+ Số học sinh lớp 9 năm 2009-2010: 100+ Số học sinh TN THCS: 99; Tỷ lệ: 99,0% Kết quả phổ cập giáo dục THCS:+ Số đối tượng 15 đến 18 tuổi : 453- Số đã tốt nghiệp THCS PT: 413 Tỷ lệ: 91,2 %- Số đã tốt nghiệp THCS BT: 0 Tỷ lệ: 0% Số tốt nghiệp THCS hai hệ: 413 Tỷ lệ: 91,2 %VI/ Bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị:1. Bài học kinh nghiệm: Nga Lĩnh là địa bàn vùng xa trung tâm huyện, đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn. Để đạt được những kết quả về phổ cập giáo dục nói trên là do một số nguyên nhân sau:- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, sự ủng họ tích cực của nhân dân.- Tinh thần đoàn kết, có ý thức trách nhiệm, khắc phục khó khăn về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất trường học của đội ngũ cán bộ, giáo viên các nhà trường. Sự năng động, tích cực, sáng tạo của BGH các nhà trường trong xã.2. Đề xuất, kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ về nguồn kinh phí để địa phương có điều kiện xây dựng kiên cố hoá trường lớp và đầu tư trang thiết bị cho các nhà trường.Phần thứ ba:PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2020I. Phương hướng: Phương hướng thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 là: Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong thời gian qua, phấn đấu trong giai đoạn 2011-2020 đạt được một số kết quả sau: Huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp hàng năm đạt tỷ lệ cao nhất, duy trì quy mô, mạng lưới trường lớp, nâng tỷ lệ phổ cập THCS từ 91,2% năm 2010 đạt 95% vào năm 2015, đạt tỷ lệ 98% vào năm 2020. Đầu tư xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2015.II. Các giải pháp thực hiện PCGD THCS:1. Giải pháp chung:Tiếp tục thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp sau:- Củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo PCGD THCS để có đủ điều kiện tham mưu với địa phương thực hiện tốt công tác PCGD ở địa phương.- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân để nhân hiểu rõ ý nghĩ, vị trí của công tác PCGD trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.- Quan tâm đầu tư xây dựng, bổ sung CSVC, trang thiết bị trường học để nhà trường đủ điều kiện đạt Chuẩn quốc gia.- Tiếp tục làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, chăm lo đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.2. Giải pháp của trường THCS:- Hàng năm làm tốt công tác huy động trẻ em đã hoàn thành chương trình Tiểu học ra lớp. Tiếp tục làm tốt công tác duy trì sĩ số đi đôi với việc nâng cao chất lượng dạy và học các môn học trong chương trình, để không ngừng nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.- Phối hợp với trường Tiểu học hàng năm làm tốt công tác điều tra, nắm vững đối tượng phải PCTH trong địa bàn.- Tiếp tục củng cố và thường xuyên cập nhật, bổ sung hồ sơ PCGD THCS, bổ sung kiện toàn lực lượng giáo viên phụ trách từng địa bàn cơ sở.- Phối hợp chặt chẽ với Ban Đại diện CMHS, các tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương để làm tốt công tác huy động trẻ em đến trường, đặc biệt quan tâm tới những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.- Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc xây dựng bổ sung CSVC trường học, tiến tới đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO PCGD CHỦ TỊCH UBND XÃ
Ngô Trường Sơn TỔNG HỢP SỐ LIỆU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞGiai đoạn 2001-2010
Trịnh Hữu Lý @ 01:41 26/08/2010
Số lượt xem: 220
Tổng kết 10 năm thực hiện PCGD THCS xã Nga Lĩnh
UBND XÃ NGA LĨNHBAN CHỈ ĐẠO PCGD THCS Số /BC- NL | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Nga Lĩnh, ngày 20 tháng 8 năm 2010 |
Năm học | Số lớp | Tổng số học sinh | Tổng số CBGV THCS | Trong đó: TS Giáo viên | Tỷ lệ GV/lớp | Ghi chú |
2000-2001 | 11 | 446 | 18 | 14 | 1.27 | |
2001-2002 | 11 | 457 | 18 | 14 | 1.27 | |
2002-2003 | 12 | 466 | 20 | 16 | 1.33 | |
2003-2004 | 12 | 469 | 23 | 19 | 1.58 | |
2004-2005 | 12 | 461 | 24 | 20 | 1.67 | |
2005-2006 | 11 | 428 | 21 | 18 | 1.64 | |
2006-2007 | 12 | 430 | 21 | 18 | 1.50 | |
2007-2008 | 11 | 373 | 23 | 20 | 1.82 | |
2008-2009 | 11 | 319 | 22 | 18 | 1.64 | |
2009-2010 | 9 | 275 | 23 | 19 | 2.11 |
Nơi gửi:- Phũng GD&ĐT (Để BC)- Thành viờn BCĐ, cỏc trườngTH, THCS (Để thực hiện)- Lưu VT
|
Năm | PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ | PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC | |||||||||||||
TS đối tượng trong độ tuổi (từ 15-18 tuổi) | TS đối tượng phải phổ cập (trừ KT, CĐ, chết) | Số người từ 15-18 có bằng tốt nghiệp THCS | Được công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS năm | Tổng số HS hoàn thành chương trình Tiểu học | Số HS hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 | Tỷ lệ % | Tổng số trẻ độ 11-14 tuổi | Tổng số trẻ độ 11-14 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học | Tỷ lệ % | Số trẻ độ 11-14 đang học Tiểu học | Tỷ lệ % | ||||
Phổ thông | Bổ túc | Tổng cộng | Tỷ lệ% | ||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
2001 | 475 | 458 | 385 | 27 | 412 | 89.96 | 2001 | 158 | 151 | 95.57 | 539 | 523 | 97.03 | 16 | 2.97 |
2002 | 443 | 430 | 338 | 25 | 363 | 84.42 | 2002 | 120 | 105 | 87.50 | 509 | 494 | 97.05 | 15 | 2.95 |
2003 | 440 | 427 | 359 | 10 | 369 | 86.42 | 2003 | 129 | 129 | 100.00 | 516 | 504 | 97.67 | 12 | 2.33 |
2004 | 441 | 429 | 377 | 5 | 382 | 89.04 | 2004 | 123 | 123 | 100.00 | 504 | 504 | 100.00 | 0 | 0.00 |
2005 | 488 | 477 | 440 | 0 | 440 | 92.24 | 2005 | 113 | 113 | 100.00 | 463 | 463 | 100.00 | 0 | 0.00 |
2006 | 523 | 493 | 453 | 0 | 453 | 91.89 | 2006 | 109 | 109 | 100.00 | 466 | 466 | 100.00 | 0 | 0.00 |
2007 | 524 | 500 | 460 | 0 | 460 | 92.00 | 2007 | 79 | 79 | 100.00 | 417 | 416 | 99.76 | 1 | 0.24 |
2008 | 504 | 504 | 460 | 0 | 460 | 91.27 | 2008 | 48 | 48 | 100.00 | 334 | 334 | 100.00 | 0 | 0.00 |
2009 | 469 | 467 | 423 | 0 | 423 | 90.58 | 2009 | 68 | 68 | 100.00 | 302 | 299 | 99.01 | 3 | 0.99 |
2010 | 473 | 453 | 413 | 0 | 413 | 91,20 | 2010 | 46 | 46 | 100.00 | 247 | 243 | 98.38 | 4 | 1.62 |
Cộng | 4782 | 4641 | 4112 | 72 | 4181 | 91,21 | 1002 | 981 | 97.90 | 4309 | 4259 | 98.84 | 66 | 1.53 |
Trịnh Hữu Lý @ 01:41 26/08/2010
Số lượt xem: 220
Số lượt thích:
0 người
 
- Quy chế HĐ Ban ĐD CMHS (22/04/10)
- Những yêu cầu của một bản Sáng kiến kinh nghiệm (21/04/10)
- Kế hoạch KĐCLGD năm 2009 (09/04/10)
- Kế hoạch công tác tháng 3-2010 (27/03/10)
- Báo cáo tổng kết thi đua giai đoạn 2005-2010 (27/03/10)
Các ý kiến mới nhất